Gần đây các trung tâm y học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhiều thăm dò gắng sức nhằm đánh giá khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân. Các test hiện tại đang được áp dụng xếp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp như sau: leo cầu thang đi bộ 6 phút, đi bộ kiểu con thoi, nghiệm pháp gắng sức gây cơn khó thở kiểu hen, nghiệm pháp gắng sức tim mạch và gắng sức tim phổi.
Đầu năm 1960, Balke đã đưa ra một phương pháp tương đối đơn giản: đo quãng đường tối đa bệnh nhân đi được trong một khoảng thời gian xác định. Tại thời điểm mới đưa vào áp dụng, khoảng thời gian này là 12 phút. Test được áp dụng đánh giá khả năng gắng sức ở người khỏe mạnh và mức độ tàn phế ở bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính. Sau đó thời gian thực hiện test được điều chỉnh xuống 6 phút cho phù hợp hơn với bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính.
Trong một khảo sát gần đây về các phương pháp đánh giá khả năng gắng sức đã thống nhất cho rằng: test đi bộ 6 phút là một thăm dò dễ áp dụng, bệnh nhân có khả năng thực hiện và phản ánh tốt hơn hoạt động thể lực hàng ngày của bệnh nhân so với các test gắng sức khác.
Gần đây Hội Lồng ngực Hoa Kỳ đã thống nhất áp dụng test đi bộ 6 phút trong thực hành lâm sàng đánh giá khả năng hoạt động thể lực của bệnh nhân. Test đi bộ 6 phút có một số ưu điểm như dễ thực hiện, an toàn, dung nạp tốt, phản ánh tốt hơn hoạt động thường ngày của bệnh nhân so với các test đi bộ khác.
CHỈ ĐỊNH
Chỉ định hàng đầu của test đi bộ 6 phút nhằm đánh giá sự cải thiện về triệu chứng sau điều trị ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hô hấp mức độ trung bình đến nặng. Ngoài ra test có thể ứng dụng đánh giá khả năng hoạt động thể lực tại một thời điểm, cũng như dự báo khả năng mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trong các nghiên cứu dịch tễ học.
Test đi bộ 6 phút được coi như một thăm dò bổ sung cho thăm dò gắng sức tim phổi. Có sự tương quan chặt chẽ giữa quãng đường đi được trong 6 phút so với lưu lượng đỉnh tiêu thụ oxy trong thăm dò gắng sức tim phổi (r = 0,73) trên bệnh nhân có bệnh phổi giai đoạn cuối.
Trong một số trường hợp quãng đường đi được trong test đi bộ 6 phút phản ánh tốt hơn khả năng hoạt động thể lực hàng ngày so với chỉ số lưu lượng oxy tiêu thụ đỉnh đo được trong test gắng sức tim phổi. Sự cải thiện về quãng đường đi được trong 6 phút sau can thiệp điều trị tương quan với sự cải thiện chủ quan mức độ khó thở của bệnh nhân. Đồng thời test đi bộ 6 phút có mối tương quan tốt hơn với thang điểm đánh giá chất lượng cuộc sống. Một ưu điểm khác là khả năng lặp lại test đi bộ 6 phút dễ dàng hơn so với test đo lưu lượng đỉnh (hệ số tương quan 80/0 ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính). So với việc sử dụng bộ câu hỏi đánh giá mức độ gắng sức test đi bộ 6 phút có sai số ít hơn khi theo dõi ngắn hạn.
Test đi bộ con thoi cũng tương tự test đi bộ 6 phút. Người tham gia sẽ đi xuôi ngược trên một quãng đường 10m theo tín hiệu âm thanh điều khiển với tốc độ tăng dần sau mỗi phút. Kết thúc test khi người tham gia không đi đến được đích trong một khoảng thời gian nhất định. Cách thực hiện test đi bộ con thoi cũng tương tự như test đi bộ trên thảm chạy. Ưu điểm của test đi bộ con thoi là tương quan với mức độ tiêu thụ oxy đỉnh cao hơn so với test đi bộ 6 phút nhược điểm là khả năng ứng dụng thực tế thấp, nhiều nguy cơ gây các biến cố tim mạch
Bảng 1: Chỉ định của test đi bộ 6 phút
Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị |
Sau phẫu thuật ghép phổi hoặc cắt phổi |
Phẫu thuật làm giảm thể tích phổi |
Phục hồi chức năng hô hấp |
Điều trị nội khoa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
Tăng áp phổi |
Suy tim |
Đánh giá triệu chứng cơ năng tại một thời điểm |
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
Xơ phổi |
Suy tim |
Bệnh mạch máu ngoại biên |
Bệnh nhân cao tuổi |
Dự báo khả năng nhập viện và tỷ lệ tử vong |
Suy tim, bệnh phổi mạn tính hoặc tăng áp phổi |
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định tuyệt đối:
- Tiền sử ĐTNKOĐ hoặc NMCT mới xảy ra trong vòng 1 tháng.
Chống chỉ định tương đối:
- Nhịp tim lúc nghỉ > 120ck/p
- Huyết áp tâm thu > 180mmHg
- Huyết áp tâm trương > 100mmHg.
Đối với những bệnh nhân có các chống chỉ định tương đối cần hỏi lại ý kiến bác sĩ điều trị về chỉ định thực hiện test đi bộ 6 phút. Cần tham khảo kết quả điện tim đã làm trong 6 thắng vừa qua của bệnh nhân.
Không có chống chỉ định thực hiện test đi bộ 6 phút ở bệnh nhân đau ngực ổn định. Tuy nhiên bệnh nhân phải được dùng các thuốc giãn vành trước khi tham gia test.
TÍNH AN TOÀN
- Địa điểm thực hiện test phải bố trí ở nơi có khả năng tiếp cận nhanh chóng với các phương tiện cấp cứu.
- Thuốc và phương tiện cần có: oxy, nitroglycerin ngậm dưới lưỡi, aspirin, albuterol xịt định liều hoặc khí dung, điện thoại gọi trợ giúp cấp cứu.
- Kỹ thuật viên hướng dẫn thực hiện test đi bộ 6 phút phải thành thạo các kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản, khuyến khích biết hồi sinh tim phổi nâng cao.
- Bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ ra chỉ định không cần thiết phải có mặt trong khi bệnh nhân thực hiện test.
- Trong trường hợp bệnh nhân đang duy trì oxy liệu pháp liên tục ở nhà, cần tiếp tục cho bệnh nhân dùng oxy với liều tương tự hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
- Lập tức dừng test đi bộ khi bệnh nhân có một trong các triệu chứng sau: (I) đau ngực, (2) khó thở không dung nạp được, (3) chuột rút chân, (4) choáng, (5) vã mồ hôi, (6) vẻ mặt tái nhợt.
- Kỹ thuật viên hướng dẫn thực hiện test phải có khả năng nhận biết các triệu chứng trên và có khả năng xử trí kịp thời: dừng test, cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm nghỉ, đo các thông số mạch, huyết áp, SpO2, cho thở oxy nếu cần thiết.
CÁC LƯU Ý VỀ MẶT KỸ THUẬT
Địa điểm:
Nơi thực hiện test đi bộ là một hành lang dài, thẳng, bằng phẳng, vắng người qua lại. Có thể tiến hành ngoài trời nếu điều kiện thời tiết cho phép. Lối đi nên dài tối thiểu 30m. Đánh dấu điểm xuất phát bằng một đường kẻ đỏ đậm, đánh dấu chia vạch mỗi 3 mét ở cuối lối đi nên cắm cột mốc báo hiệu vị trí quay đầu.
Chiều dài lối đi không nên quá ngắn vì bệnh nhân sẽ mất thời gian quay đầu nhiều do đó sẽ làm ảnh hưởng đến quãng đường đi được. Đi bộ trên thảm chạy giúp tiết kiệm không gian tuy nhiên không được khuyến cáo áp dụng trong test đi bộ 6 phút do có nhiều yếu tố gây sai số. Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân có bệnh phổi nặng quãng đường bệnh nhân đi được trên thảm chạy trong 6 phút ngắn hơn 14% so với đi bộ trên hành lang do bệnh nhân không tự điều chỉnh được tốc độ bước đi của mình. Đồng thời quãng đường đi được trên thảm chạy cũng có sự dao động rất lớn (120m - 390m) giữa các bệnh nhân do không quen sử dụng thảm chạy so với quãng đường đi được là 360m khi đi bộ trên hành lang. Vì vậy kết quả đi bộ 6 phút trên thảm chạy không thể thay thế cho kết quả đi bộ trên hành lang bình thường.
Phương tiện cần có:
1. Đồng hồ đếm ngược 6 phút
2. Thiết bị điện tử đếm số vòng đi được.
3. Hai cột mốc nhỏ để đánh dấu vị trí quay đầu.
4. Ghế ngồi cho bệnh nhân tại vị trí gần vạch xuất phát
5. Bảng kiểm.
6. Nguồn oxy.
7. Máy đo huyết áp.
8. Điện thoại liên lạc cấp cứu
9. Máy khử rung tự động (AED)
Chuẩn bị bệnh nhân
1. Trang phục nhẹ nhàng, dễ cử động.
2. Nếu bệnh nhân phải dùng gậy khi đi lại, vẫn cho bệnh nhân tiếp tục dùng gậy khi thực hiện test.
3. Tiếp tục dùng các thuốc đang sử dụng hàng ngày
4. Có thể ăn nhẹ trước buổi test đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều
5. Bệnh nhân không nên gắng sức mạnh trong vòng hai giờ trước khi thực hiện test đi bộ.
Quy trình thực hiện test đi bộ 6 phút
1. Nếu làm test nhiều lần nên thực hiện vào cùng một thời điểm trong ngày để giảm thiểu các sai số gây ra do nhịp ngày đêm.
2. Không cần có giai đoạn khởi động trướckhi thực hiện test.
3. Cho bệnh nhân ngồi nghỉ trên ghế gần vị trí xuất phát trước khi tham gia test 10 phút. Trong thời gian đó, kiểm tra lại các chống chỉ định, đo mạch, huyết áp, trang phục hoàn thành đầy đủ các thông tin ở trang đầu của bảng kiểm.
4. Có thể đo bão hòa oxy mao mạch tại thời điểm trướckhi đi bộ
5. Cho bệnh nhân đứng dậy, đánh giá mức độ khó thở và mức độ mệt mỏi chung của bệnh nhân tại thời điểm xuất phát theo thang điểm Borg.
6. Cài đặt thiết bị đếm số vòng đi được Ở giá trị 0 và đồng hồ đếm ngược ở giá trị 6 phút. Tập hợp tất cả các phương tiện cần thiết và đi đến vạch xuất phát.
7. Giải thích cách thực hiện test cho bệnh nhân:
“Mục tiêu của test đi bộ là bạn sẽ cố gắng đi bộ quãng đường càng dài càng tốt trong vòng 6 phút. Bạn sẽ bắt đầu tại điểm xuất phát đi bộ đến vị trí cột mốc 30m, sau đó nhanh chóng quay ngược lại và đi bộ trở lại vị trí xuất phát. Tiếp tục đi lặp lại quãng đường vừa đi cho đến khi hết thời gian. Trong quá trình đi bộ, bạn có thể tăng giảm tốc độ, có thể dừng lại nghỉ, nhưng cần nhanh chóng đi bộ trở lại ngay khi có thể để đảm bảo quãng đường đi được là dài nhất có thể. Bạn có thể dừng hẳn nếu thấy không đủ sức tiếp tục đi".
Sau dó kỹ thuật viên sẽ đi bộ mẫu một vòng cho bệnh nhân xem.
8. Cho bệnh nhân đứng tại vị trí xuất phát. Kỹ thuật viên cũng nên đứng gần vị trí xuất phát trong quá trình thực hiện test. Không nên đi bộ cùng bệnh nhân. Bấm giờ ngay khi bệnh nhân bắt đầu xuất phát.
9. Không nói chuyện với bệnh nhân trong quá trình thực hiện test. Tập trung theo dõi bệnh nhân để đếm đúng sổ vòng bệnh nhân đi được. Khuyến khích bệnh nhân bằng những câu đã được chuẩn hứa với giọng nói thích hợp, không nên sử dụng cụm từ khác hoặc ngôn ngữ cơ thể để cổ vũ bệnh nhân trong quá trình đi bộ vì sẽ ảnh hưởng đến quãng đường đi được:
Sau phút đầu tiên: “Bạn đã làm rất tốt, bạn còn 5 phút nữa"
Sau phút thứ hai : “Hãy tiếp tục đi bộ, bạn còn 4 phút nữa"
Sau phút thứ ba: “Bạn làm tốt lắm, bạn đã hoàn thành được nửa thời gian"
Sau phút thứ tư: “Hãy tiếp tục việc đi bộ của bạn, bạn chỉ còn hai phút nữa”.
Sau phút thứ năm: “Bạn đang làm rất tốt, bây giờ bạn chỉ còn 1 phút nữa thôi"
Nếu bệnh nhân thấy cần dừng lại nghỉ trong khi thực hiện test, nói với bệnh nhân họ có thể ngồi nghỉ nhưng hãy nhanh chóng đứng lên đi tiếp ngay khi có thể đồng thời vẫn tiếp tục bấm giờ khi bệnh nhân ngồi nghỉ. Nếu bệnh nhân ngừng hẳn khi chưa hết 6 phút, ghi vào bảng kiếm thời điểm dừng, lý do dừng đi bộ và quãng đường đi được.
Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục đi, khi đồng hồ báo còn 15 giây, nhắc bệnh nhân như sau: "Chỉ trong giây lát nữa tôi sẽ bảo bạn dừng đi bộ, ngay khi tôi nói hãy dừng lại và đứng nguyên tại vị trí, tôi sẽ đi lại chỗ bạn đứng".
Khi đồng hồ hết giờ, ra hiệu cho bệnh nhân đứng lại đồng thời đi lại phía bệnh nhân nếu thấy bệnh nhân quá mệt có thể mang cho bệnh nhân ghế ngồi. Đánh dấu vị trí đứng của bệnh nhân.
10. Đánh giá lại mức độ mệt và mức độ khó thở dựa trên bảng điểm Borg, đồng thời hỏi bệnh nhân "Có điều gì cản trở làm bệnh nhân không đi xa thêm được”.
11. Nếu có thiết bị đo độ bão hòa oxy, đo lại bão hòa oxy mao mạch và tần số tim của bệnh nhân sau khi kết thúc test.
12. Ghi lại số vòng bệnh nhân đi được và quãng đường đi thêm được ở vòng cuối cùng, quy ra số mét đi được trong 6 phút.
13. Chúc mừng bệnh nhân đã cố gắng hoàn thành test và mời bệnh nhân uống nước nếu có nhu cầu.
Bảng 2: Thang điểm Borg
o |
Không cảm thấy khó thở/mệt |
.5 |
Cảm thấy khó thở/mệt rất rất ít |
1 |
Cảm thấy khó thở/mệt rất ít |
2 |
Cảm thấy khó thở/mệt ít |
3 |
Cảm thấy khó thở/mệt mức độ trung bình |
4 |
Cảm thấy khó thở/mệt hơi nhiều |
5 |
Cảm thấy khó thở/mệt nhiều |
6 |
|
7 |
Cảm thấy khó thở/mệt rất nhiều |
8 |
|
9 |
|
10 |
Cảm thấy khó thở/mệt rất rất |
SỰ BẢO ĐẢM VỀ CHẤT LƯỢNG
Các sai số trong quá trình thực hiện test nên cố gắng tránh càng nhiều càng tốt. Để làm được điều này nên tuân thủ các tiêu chuẩn đã nêu trong quy trình thực hiện test.
Bảng 3: Các sai số có thể gặp của test đi bộ 6 phút
Các yếu tố làm giảm quãng đường đi được:
· Bệnh nhân lùn
· Bệnh nhân cao tuổi
· Bệnh nhân thừa cân, béo phì
· Bệnh nhân nữ
· Bệnh nhân có suy giảm nhận thức
· Hành lang đi bộ ngắn hơn quy định (phải quay đầu nhiều)
· Bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính, hen phế quản, xơ nang phổi, bệnh phổi kẽ.
· Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch: đau ngực, NMCT, suy tim, đột quị, bệnh động mạch ngoại vi.
· Các bệnh lý cơ xương: viêm khớp, chấn thương mắt cá, đầu gối, khớp háng, teo cơ…
Các yếu tố làm tăng quãng đường đi được:
· Bệnh nhân cao
· Nam giới
· Tính cách năng động
· Bệnh nhân đã từng tham gia test đi bộ trước đó
· Bệnh nhân có bệnh nhưng đã được uống thuốc ngay trước khi thực hiện test.
· Bệnh nhân có tình trạng thiếu oxy khi gắng sức nhưng được cung cấp oxy đẩy đủ. |
Test đi bộ thử:
Nếu tiến hành test đi bộ thử, lần đi bộ thứ hai nên thực hiện sau lần đi thử ít nhất 1 giờ. Ở những bệnh nhân có thực hiện test đi bộ thử, quãng đường đi được lần hai cao hơn so với lần 1 từ 0 - 17% (trung bình là 5,8%). Điêu này có thể lý giải do bệnh nhân phối hợp tốt hơn, bớt hồi hộp lo lắng và tìm được tốc độ đi thích hợp.
Dựa trên kết quả này, tại mỗi thời điểm đánh giá, nên cho bệnh nhân thực hiện test hai lần và lấy kết quả của lần tốt hơn (thường là lần sau) vì phản ánh đúng hơn khả năng gắng sức của bệnh nhân.
Kinh nghiệm của kỹ thuật viên:
Kỹ thuật viên hướng dẫn thực hiện test nên được đào tạo tiến hành test theo một quy trình chuẩn và cần được giám sát trong những lần thực hiện test đầu tiên trước khi tự hướng dẫn bệnh nhân một mình.
Kết quả một nghiên cứu đa trung tâm trên người cao tuổi cho thấy, sau khi đã loại bỏ hết các yếu tố gây sai số, vẫn có hai kỹ thuật viên mà quãng đường trung bình đi được của nhóm bệnh nhân do họ hướng dẫn thấp hơn 7% so với các kỹ thuật viên ở các trung tâm khác.
Khuyến khích động viên bệnh nhân
Nên sử dụng những câu nói đã được chuẩn hóa vì những câu động viên khích lệ có ảnh hưởng rất lớn đến quãng đường đi được của bệnh nhân.
Oxy hỗ trợ
Nếu bệnh nhân cần thở oxy hỗ trợ trong quá trình đi bộ, đồng thời bệnh nhân có kế hoạch thực hiện test đi bộ nhiều lần sau mỗi đợt điều trị, nên cho bệnh nhân thở oxy theo cùng một phương thức; cùng một liều lượng ở các lần test đi bộ. Trong trường hợp bệnh nhân cần thở oxy liêu cao hơn do sự trao đổi oxy giảm sút, cần ghi lại vào bảng theo dõi để phục vụ cho vấn đề phiên giải kết quả sau này, đồng thời ghi chép loại phương tiện dự trữ oxy bệnh nhân sử dụng: bình oxy lỏng mang theo người hay bình oxy phải kéo theo khi đi bộ oxy bơm liên tục hay ngắt quãng bệnh nhân tự đẩy bình oxy hay kỹ thuật viên đi phía sau và đẩy bình oxy cho bệnh nhân (không khuyến khích). Cần đo lại mạch và SpO2 sau khi thay đổi chế độ thở oxy 10 phút. Đối với những bệnh nhân đợt cấp COPD hoặc bệnh phổi kẽ, thở oxy hỗ trợ làm tăng quãng đường đi được. Nếu mang theo bình oxy nhưng không sử dụng để thở làm giảm quãng đường đi được 14%. Ngược lại nếu mang theo bình oxy để thở hỗ trợ làm tăng quãng đường đi được lên 20 - 35%.
Các thuốc đang sử dụng
Cần ghi chép tỷ mỉ loại thuốc sử dụng, liều lượng, thời gian sử dụng trước khi tiến hành test vì trong một số trường hợp dùng thuốc giãn phế quản ở bệnh nhân COPD hoặc thuốc tim mạch ở bệnh nhân suy tim có thể làm cải thiện quãng đường đi được trong 6 phút
PHIÊN GIẢI KẾT QUẢ
Test đi bộ 6 phút được chỉ định ở bệnh nhân tại thời điểm trước và sau can thiệp điều trị, vì vậy câu hỏi đầu tiên cần trả lời sau hai test là bệnh nhân có cải thiện rõ rệt về mặt lâm sàng không.
Trong điều kiện test được thực hiện đúng tiêu chuẩn do một kỹ thuật viên hướng dẫn và có đi bộ thủ trướckhi thực hiện test cho thấy test có khả năng phản ánh khá chính xác sự thay đổi về triệu chứng cơ năng. Cho đến khởi điểm hiện tại các khuyến cáo vẫn nhất trí đánh giá dựa vào giá trị tuyệt đôi của quãng đường thay đổi trướcvà sau điều trị để phản ánh hiệu quả điêu trị.
Sự thay đổi quãng đường trung bình đi được sau can thiệp điều trị
Trong một nghiên cứu, bệnh nhân COPD và bệnh phổi kẽ mạn tính được thở oxy hỗ trợ 4l/phút quãng đường đi được trong 6 phút tăng 95m (36%). Trong một nghiên cứu quốc tế khác trên bệnh nhân COPD, dùng corticoid dạng hít làm tăng quãng đường đi được lên 33m (8%). Tập thể dục và tập sức mạnh cơ hoành làm tăng quãng đường đi được trong 6 phút ở bệnh nhân COPD lên 50m (20%).
Trong một nghiên cứu khác, phục hồi chức năng tim mạch ở bệnh nhân có các bệnh tim khác nhau lam cải thiện quãng đường đi được 170m (15%). Nghiên cứu trên 25 bệnh nhân già bị suy tim, dùng thuốc ức chế men chuyển (captopril 50mg/ngày) làm tăng quãng đường di được lên 64m (39%) so với tăng 8% ở nhóm chỉ dùng giả dược.
Phiên giải kết quả khi sử dụng test đi bộ 6 phút đánh giá mức độ hoạt động thể lực tại một thời điểm
Vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên quần thể người khỏe mạnh sử dụng test đi bộ 6 phút. Trong một nghiên cứu, trên 117 nam giới khỏe mạnh, quãng đường trung bình đi được trong 6 phút là 580m, giá trị thu được khi nghiên cứu trên 173 nữ giới khỏe mạnh là 500m. Trong một nghiên cứu khác trên 51 người già khỏe mạnh quãng đường trung bình đi được là 630m. Sự khác biệt về các đặc điểm của mẫu nghiên cứu, mức độ và hình thức động viên trong quá trình người tham gia thực hiện test đi bộ, chiều dài của hành lang đi bộ, số lần đã tham gia thực hiện test trướcđây là các yếu tố góp phần tạo nên sự khác biệt về quãng đường đi được trong các nghiên cứu. Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng cũng ảnh hưởng độc lập tới quãng đường đi được trong 6 phút ở người khỏe mạnh vì thế các yếu tố này cũng phải được tính đến khi phiên giải kết quả. Các nhà nghiên cứu nên công bố các phương trình tham khảo đánh giá quãng đường đi được trong 6 phút ở người binh thường dựa trên các quy trình chuẩn đã được đề cập trướcđây trên cơ sở đó có được giá trị chuẩn mang tính đại diện cho một quần thể rộng lớn...
Khi quãng đường đi được trong 6 phút quá ngắn so với giá trị bình thường cần tìm các nguyên nhân có thể là nguyên nhân sự giảm quãng đường đi được này. Cần thực hiện thêm các thăm dò sau để xác định nguyên nhân: đo chức năng hô hấp, chức năng tim, chỉ số mắt cá - cánh tay, đo cơ lực, tình trạng dinh dưỡng, hoạt động của hệ xương khớp và khả năng nhận thức.
KẾT LUẬN
Test đi bộ 6 phút là một thăm dò đơn giản, hiệu quả đánh giá khách quan khả năng hoạt động thể lực trên bệnh nhân có bệnh lý trung bình đến nặng. Test được sử dụng rộng rãi so sánh khả năng gắng sức trước và sau phẫu thuật, đánh giá sự đáp ứng với can thiệp điều trị của các bệnh nhân bệnh lý tim mạch, hô hấp. Những khuyến cáo nêu trên đây cung cấp các bước tiếp cận chuẩn để thực hiện test đi bộ 6 phút với hi vọng test sẽ được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.
CardioNet.VN |