|
|
|
Nhịp nhanh xoang |
(CardioNet.VN) - Nhịp nhanh xoang là nhịp tim nhanh do nút xoang bị kích thích. Tần số tim từ 100 lần/phút trở lên và có thể tới 140 lần/phút ở người trưởng thành. Ở trẻ sơ sinh, nhịp nhanh xoang có khi vượt quá 200 lần/phút. Nhịp nhanh xoang thường không ổn định, tăng lên khi gắng sức hay khi thay đổi tư thế. Nhịp nhanh xoang cũng đáp ứng với nghiệm pháp ấn nhãn cầu hay xoa xoang cảnh, nghĩa là nhịp tim chậm lại dần dần qua trung gian giao cảm... |
|
|
|
Nhịp xoang |
Nhịp xoang là nhịp bình thường của tim được nhận biết trên điện tâm đồ bởi sự tiếp nối đều đặn của các sóng P, Q, R, S, T và thời khoảng giữa hai sóng P không thay đổi quá 0,15s, sóng P dương ở các chuyển đạo D2, D3, aVF, âm ở chuyển đạo aVR, thời khoảng PQ > = 0,12 giây (trừ trường hợp tiền kích thích thất). Bình thường khi không gắng sức, tần số tim từ 60 - 90 lần/phút. Rối loạn nhịp xoang chủ yếu là nhịp nhanh xoang, nhịp chậm xoang, loạn nhịp xoang và ngừng xoang. |
|
|
|
Bệnh cơ tim phì đại |
(CardioNet.VN) - Là một loại bệnh cơ tim nội sinh được đặc trưng bởi sự phì đại của vách tim và/hoặc một số vùng của thành thất trái hay thất phải... |
|
|
|
Bệnh cơ tim giãn |
(CardioNet.VN) - Bệnh cơ tim giãn (Dialted CardioMyopathy - DMC) là thể thường gặp nhất của bệnh cơ tim nội sinh... |
|
|
|
Bệnh cơ tim |
(CardioNet.VN) - Bệnh cơ tim là thuật ngữ chỉ “bệnh của cơ tim” mà theo đó cơ tim không đảm bảo tốt chức năng của mình do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người mắc bệnh cơ tim thường có nguy cơ loạn nhịp tim hoặc đột tử, hoặc cả hai... |
|
|
|
Hở van động mạch chủ |
(CardioNet.VN) - Hở động mạch chủ là tình trạng máu dồn ngược từ động mạch chủ trở về tâm thất trái trong thì tâm trương vì van động mạch chủ đóng không kín. Nguyên nhân thường gặp là thấp tim (khoảng ¾ trường hợp). Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn đó là giang mai, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, lóc tách động mạch chủ, do bẩm sinh, do giãn vòng van động mạch chủ… |
|
|
|
Hẹp van động mạch chủ |
(CardioNet.VN) - Hẹp van động mạch chủ chiếm khoảng 2% bệnh tim mạch, nam gặp nhiều hơn nữ (tỷ lệ tương ứng là 2/1) và có thể là bệnh bẩm sinh nhưng thường là mắc phải. Nguyên nhân mắc phải thường gặp của hẹp van động mạch chủ là thấp tim và thoái hóa xơ – can xi của van động mạch chủ ở người có tuổi... |
|
|
|
Hở van hai lá |
(CardioNet.VN) - Hở van hai lá được tác giả Senac mô tả về giải phẫu học từ đầu thế kỷ 18. Đó là những trường hợp tổn thương van hai lá hoặc bộ máy dưới van làm cho van hai lá đóng không kín, vì vậy máu có thể trào ngược từ thất trái lên nhĩ trái trong thì tâm thu qua lỗ van bị hở... |
|
|
|
Hẹp van hai lá |
(CardioNet.VN) - Bình thường van hai lá gồm lá van lớn (lá van trước) và lá van bé (lá van sau), với diện tích lỗ van từ 4 - 6cm2. Phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá là do những tổn thương của bệnh thấp tim gây nên: hai mép van (trước và sau) dính, hai lá van dày và cứng lại, di động kém và vôi hoá. hẹp hai lá khít khi diện tích lỗ van dưới 1,5cm2... |
|
|
|
Thấp tim |
(CardioNet.VN) - Thấp tim hay còn gọi là thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp (rheumatic fever) được coi là một trong những bệnh của hệ miễn dịch mô liên kết hay thuộc hệ thống tạo keo... |
|
|
|
Giới thiệu chuyên mục Thuật ngữ Tim Mạch |
(CardioNet.VN) - Nhân dịp chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 - 2009, Bệnh học Tim Mạch trực tuyến ra mắt chuyên mục THUẬT NGỮ BỆNH TIM MẠCH nhằm mục đích giải thích thuật ngữ, tóm tắt những điểm cơ bản, cập nhật về bệnh học của Thuật ngữ giúp các thày thuốc, nhất là các thày thuốc tương lai tiếp cận dễ dàng hơn với những cụm từ phức tạp trong Tim Mạch. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các bạn đồng nghiệp để CardioNet.VN ngày càng hoàn thiện những thuật ngữ này. |
|
|