Triệu chứng lâm sàng:
- Béo phì, nhất là béo bụng.
- Tăng huyết áp.
- Tăng triglycerid và giảm cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
- Kháng insulin, là hormon điều hòa đường huyết trong cơ thể.
Xét nghiệm và chẩn đoán
Theo hướng dẫn của Chương trình Giáo dục về Cholesterol Quốc gia của Hội Tim Mỹ, thì người bệnh sẽ được chẩn đoán hội chứng chuyển hóa nếu có từ ba dấu hiệu trở lên dưới đây:
- Tăng vòng eo > 89cm đối với nữ và >102cm đối với nam.
- Tăng nồng độ triglycerid ≥150 mg/dL.
- Giảm HDL (< 40 mg/dL ở nam giới hoặc < 50 mg/dL ở nữ).
- Tăng huyết áp.
- Tăng đường máu lúc đói ≥100 mg/dL.
Nguyên nhân
Nguyên nhân của hội chứng chuyển hóa còn chưa được thống nhất. Có thể do kháng insulin là nguồn gốc của vấn đề. Tăng tính kháng insulin khiến cơ thể sản sinh nhiều insulin hơn, kết quả là cả nồng độ đường và insulin trong máu đều tăng. Tăng insulin trong máu làm tăng triglycerid và các loại mỡ máu khác.
Điều trị
- Tập luyện: Vận động với cường độ vừa phải, ít nhất từ 30 đến 60 phút mỗi ngày.
- Ăn giảm béo: không ăn các loại thức ăn nhiều đạm, đường, mỡ. Hạn chế ăn các loại phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lòng, tiết…).
- Giảm cân. Giảm khoảng 5 – 10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp và giảm nguy cơ tiểu đường.
- Không hút thuốc lá. Thuốc lá làm tăng tính kháng insulin và làm nặng thêm hậu quả tim mạch mà hội chứng chuyển hóa gây ra.
- Điều trị bằng thuốc chống rối loạn lipides máu và thuốc chống tăng đường huyết nếu đường huyết không kiểm soát được bằng chế độ ăn uống, tập luyện.
TS. Tạ Mạnh Cường (tổng hợp)
Photo: anti-aging-vibes.com
|